Bulon Mắc là một sản phẩm của ngành cơ khí, đặc biệt thường xuyên được sử dụng khi lắp đặt hệ thống điện hạ thế. Nhưng tại sao lại lựa chọn bulon mắc mà không phải loại bulon khác, cùng Dư Cẩm tìm hiểu ngay về công năng riêng biệt của nó nhé!
Chi tiết cấu tạo của bulon mắc
Bulon Mắc có cấu tạo gồm 2 phần chính:
- Phần đầu mũ: Hình mắt tròn
- Phần thân: Có hình trụ tròn, nửa thân trên để trơn và nửa thân dưới có tiện ren.
Đối với loại bulon này, thì các nhà sản xuất sẽ thường đúc cả nguyên con để đảm bảo không bị nứt hoặc đứt gãy trong quá trình sử dụng.
Bulon mắc có công dụng gì?
Ứng dụng của nó là để neo móc vật nào đó bất kì vào 1 vị trí sẵn cố định. Đây là một trong các dạng mối ghép, nhưng điều đặc biệt khi sử dụng bulon mắc này đó là mối ghép này có thể di chuyển một cách dễ dàng.
Nó được sử dụng trong đa dạng các ngành nghề khác nhau, ví dụ như ngành chế tạo ô tô, ngành công nghiệp hóa chất, ngành dầu khí và lắp đặt cầu đường, các thiết bị công nghiệp…
Tìm hiểu về quy trình sản xuất bulon mắc
Đối với bulon này, chúng phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn nhất định, bao gồm các tiêu chuẩn JIS, ISO, DIN, ASMT, TCVN, KS, GB,…
Độ bền đạt các cấp độ 12.9; 10.9; 8.8; 6.8; 6.6; 5.6; 4.8 theo ISO 898 – 1.
Bề mặt Bulon mắc được xử lý như thế nào?
Ở công đoạn này, họ sẽ đưa những cuộn thép vào lò trước tiên và để chúng trong 30 giờ. Mục đích là để thép mềm đi và có thể uốn nhúng trong axit sunfuric.
Những cuộn thép trước khi gia công sẽ được xả nước sạch và phủ 1 lớp photphat ở bên ngoài.
Giai đoạn tạo hình
Khi dây thép được xử lý xong thì sẽ uốn thẳng và cắt thành từng đoạn đủ cho độ dài của thân và mắt ở phía đầu.
Giờ thì họ sẽ uốn tròn phần đầu thép thành mắt và đưa vào máy tiện ren phần thân của bulon mắc.
Bulon mắc cán ren cẩn thận
Công đoạn này cần phải làm khá cẩn thận. Sẽ có một chiếc máy riêng đặc biệt để rèn bulon.
Với mỗi bulon có kích thước khác nhau, họ sẽ sử dụng các mẫu khác nhau, sử dụng thước đo tiểu li để đo chiều dài, chiều rộng và độ dày của thân bulon mắc.
Không thể bỏ qua nhiệt luyện
Chúng sẽ được nung ở lò 800 độ C với thời gian khoảng 1 giờ. Giai đoạn này sẽ giúp bulon có cường độ và cấu trúc nội tạng rắn chắc. Tiếp tục đun nóng thêm 1 giờ, họ sẽ kiểm tra lực bẻ gãy bulon đó. Nếu đạt chuẩn thì họ sẽ tiếp tục xử lý, còn không sẽ bị loại.
Bulon mắc xi mạ kẽm nhúng nóng
Bulon sau khi được xử lý ở giai đoạn trên thì sẽ được ngâm vào 1 bể kẽm nóng chảy với nhiệt độ 450 độ C.
Với quá trình này, kim loại sẽ được nấu thành hợp kim cùng với chất nền. Do đó, nó sẽ không bị tróc ra giống như việc dùng sơn. Toàn bộ diện tích của bulon mắc sẽ được phủ mạ kẽm thống nhất bất kể lồi lõm và mặt trong của kim loại.
Độ dày của lớp mạ kẽm sẽ phụ thuộc vào môi trường, và được dựa vào 1 tỷ lệ ăn mòn từ 1/17 – 1/80 tốc độ thép tráng.
Lớp mạ kẽm ở bên ngoài bulon này sẽ giúp bulon tăng cường khả năng chống ăn mòn và tác động của sự thay đổi thời tiết. Điều này giúp làm giảm chi phí bảo trì và kéo dài tuổi thọ đồng thời cũng là giải pháp bảo vệ môi trường.
Với quy trình chặt chẽ như trên, bulon mắc luôn được lựa chọn để sử dụng lắp đặt các mạng điện hạ thế. Dư Cẩm đã cung cấp cho hàng ngàn bulon này cho khắp các mạng điện trên cả nước và nhận được 100% phản hồi chất lượng và giá cả hợp lý từ phía khách hàng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.