Bulon xoắn dài là một trong những vật dụng vô cùng quen thuộc đối với con người, hầu hết các thiết bị điện, máy móc, … đều cần đến vật dụng này. Vậy làm thế nào để phân biệt được bulon xoắn dài với những loại bulon khác? Hay nói cách khác bulon xoắn dài là gì? Bên cạnh đó, xiết bụlon thế nào là đúng cách nhất? Đâu là các phương pháp xiết bulon đơn giản và hợp lý? Tất cả sẽ được phổ biến cụ thể qua bài viết sau đây!
Thế nào là bulon xoắn dài?
Bulong xoắn hay còn gọi là bulon mắt đuôi lợn. Đây là loại bulon có cấu tạo gồm phần thân hình trụ tròn dài nửa trên suôn, nửa dưới tiện ren. Phần đầu của bulon uốn xoắn hình mắt nhưng không hàn ghép kín như mắt của bulon mắt.
Sản phẩm là phụ kiện kết nối được gắn xuyên qua các lỗ trên cột điện bê tông và siết cố định bằng bulon tại đầu ren của bulon. Phần đầu mắt kết nối hoặc nâng đỡ cáp điện ABC trên không thông qua kẹp treo và neo cáp trên không. Ban đầu, mắt sẽ được mở, sau khi kết nối với các thiết bị cần thiết thì sẽ uốn xoắn lại như đuôi lợn nên bulon xoắn dài còn có tên gọi khác là bulon mắt đuôi lợn.

Phần đầu và thân của bulon được đúc nguyên khối, chế tạo từ thép được mạ kẽm để có thể chống chịu lại tác động của môi trường trong quá trình sử dụng
Các phương pháp xiết bulon đơn giản và đúng cách
Áp dụng phương pháp clê lực
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này như sau: ứng với một loại lực căng nhất định trong một loạt bulon cụ thể (giống nhau về tính chất cơ học và được làm bởi một nhà sản xuất nhất định) thì chúng sẽ có một loại mômen xoắn riêng để xiết êcu (được gọi tắt là mô men xiết) có giá trị cụ thể xác định và không thay đổi.
Trên thực tế, phương pháp xiết bulon bằng clê lực này thường không có được sự chính xác tuyệt đối. Điều này xuất phát từ việc mối quan hệ giữa lực căng trước trong bu lông và mômen xiết là vô cùng phức tạ. Chúng phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố như: sự bôi trơn, các thông số về kích thước, tính chất cụ thể của bề mặt, nhiệt độ môi trường tại thời điểm thi công. Chính vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng: sẽ không có bất kỳ một mômen xiết nào có giá trị không đổi đối với một loại bulon cụ thể nào đó, kể cả bulon xoắn dài.
Chiếu theo tiêu chuẩn của Mỹ AISC, Anh BS, họ chỉ cho phép xiết bulon bằng cách áp dụng phương pháp trong trường hợp quan hệ giữa mômen xiết được tạo bằng clê lực và lực căng của bulon được xác định cụ thể ngay tại công trường thi công chứ không phải sử dụng bảng hoặc bất kỳ công thức tính nào. Mômen xiết sẽ được đo bằng dụng cụ clê lực. Bên cạnh đó, lực căng phía trong bulon sẽ được đo bằng cách sử dụng các thiết bị đo lực thích hợp.

Để tiến hành việc xác định mômen xiết trong quá trình dựng lắp tại công trường, người ta thường dùng dụng cụ là clê lực (Torque Wrench)
Áp dụng phương pháp quay thêm êcu
Đây được đánh giá là một phương pháp xiết bulon cực đơn giản được phép áp dụng dựa theo các tiêu chuẩn của Châu Âu.
Theo đó, bulon, êcu và vòng đệm sẽ được lắp ráp vào một mối nối. Sau đó chúng sẽ được xiết chặt bằng các dụng cụ xiết quen thuộc sao cho giữa các bản thép của mối nối không còn xuất hiện các khe hở dù là nhỏ nhất. Tiếp theo đó, êcu sẽ được thực hiện quay thêm một góc nữa, vào khoảng 1/3 vòng hoặc 2/3 vòng, … Việc này nhằm để x iết chặt thêm cho êcu.
Bản chất cốt lõi của phương pháp xiết bulon bằng cách quay thêm êcu này chính là để tạo ra sự giãn dài của bulon. Chỉ cần thực hiện thêm một góc quay thêm cho êcu thì bulon sẽ có thể được kéo giãn dài ra một đoạn. Tương ứng với lượng giãn dài ra này của bụlon sẽ là một lực căng phía trong bulon. Nếu như vào lúc đầu, bạn không xiết trước bulon một cách cẩn thận và tỉ mỉ nhất, hậu quả là khe hở vẫn xuất hiện giữa các bản thép nối; thì việc tiến hành xiết thêm êcu sẽ làm giảm đi số lượng khe hở kể trên đồng thời bulon sẽ được giãn dài với kích thước không được như mong đợi, dẫn đến hệ quả là lực căng trước của bulon sẽ không thể đạt được kết quả như yêu cầu ban đầu đã đề ra.
Khi tiến hành quay thêm êcu, bạn cần lưu ý rằng phải đánh dấu phía trên êcu và phần đầu có ren của bulon. Tuyệt đối không được thực hiện việc đánh dấu giữa bản nối và êcu, vì trong quá trình chúng ta quay thêm, không chỉ phần êcu quay mà phần bulong cũng có thể bị quay. Điều quan trọng mà chúng ta đặt ra ở đây chính là sự quay một cách tương đối giữa bulon và êcu để đảm bảo được lực căng và sự giãn dài đúng như yêu cầu đã đề ra.
Phương pháp xiết bulon bằng cách quay thêm êcu này được áp dụng tại hầu hết các kết cấu thép tuân theo Tiêu chuẩn của Châu Âu. Phương pháp này được tiến hành với giá thành, cách thức đơn giản, đặc biệt là chúng giúp đảm bảo được lực căng trước của bulon. Tuy nhiên hiện nay, hầu như chúng ta chưa thể áp dụng phương pháp này tại các công trình thi công được thiết kế theo Tiêu chuẩn của Việt Nam.

Góc quay thêm của bulon sẽ phụ thuộc chủ yếu vào bước ren của bulon và tổng chiều dài của các bản nối
Các phương pháp giúp đo lực một cách trực tiếp
Đây là các phương pháp sử dụng các thiết bị đo lực căng của êcu một cách trực tiếp sau khi xiết. Cùng theo dõi ngay nhé!
Sử dụng bulon hai đầu (hay còn gọi là bulon lực kéo khống chế)
Bulon lực kéo khống chế (bulon hai đầu) là loại bulon có cấu tạo vô cùng riêng biệt như: phần đầu ren của bulon sẽ được thiết kế một chốt nhỏ, ở phần đầu này sẽ có các rãnh dọc. Giữa phần đầu của bulon hai đầu và phần thân có ren của bulon sẽ được thiết kế một rãnh ngang quanh chu vi của phần thân bulon.
Một chiếc clê đặc biệt nhất sẽ được sử dụng để xiết loại bulon này. Chiếc clê riêng biệt này được thiết kế với hai chụp cặp đồng trục. Phần chụp cặp ở phía trong sẽ giúp giữ phần chốt và phần chụp cặp phía ngoài sẽ thực hiện việc bao quanh êcu.
Để có thể xiết chặt bulon, hai phần chụp cặp này sẽ tiến hành quay ngược chiều nhau. Tại một thời điểm nhất định nào đó, mômen xoắn được gây ra bởi sự ma sát giữa ren của bulon với êcu và giữa vòng đệm với êcu sẽ có thể “chiến thắng” được việc chống xoắn cắt của bulon tại rãnh ngang. Khi đó, chốt sẽ bị cắt rời ra khỏi bulon ngay tại rãnh ngang. Nếu như đây là loại bulon được thiết kế, sản xuất và đo đạc một cách chính xác, lực căng thiết kế sẽ có thể đạt được ngay tại thời điểm này.

Bulon hai đầu hay còn gọi là bulon lực kéo khống chế là một trong những loại bulon hỗ trợ đắc lực cho quá trình đo lực trực tiếp
Sử dụng vòng đệm loại có nhíp
Trên vòng đệm loại có nhíp sẽ có các vấu nhỏ được thiết kế hình cung tròn. Khi tiến hành xiết bu lông, lực căng phía trong bulon sẽ tạo ra một lực ép giữa các vấu nhỏ này và phần êcu. Chính lực ép này sẽ có thể làm bẹp các vấu nhỏ. Chúng ta hoàn toàn có thể đo khoảng hở còn lại giữa êcu và vòng đệm bằng cách dùng những que thăm chiều dày biết trước để luồn vào khe hở, khi đó bạn sẽ biết được lực căng của bulon là bao nhiêu.

Cách bảo quản và lắp đặt vòng đệm có nhíp phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn để đảm bảo hiệu quả
Trên đây là những thông tin cần thiết về bulon xoắn dài và những phương pháp xiết bulon đúng cách nhất. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn những giá trị bổ ích nhất.
Reviews
There are no reviews yet.